Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 8 kết quả

"Mùa gió ngang vai": Khắc khoải nỗi nhớ, niềm thương

Ngày phát hành 14:6 | 30/8/2023

Lượt nghe: 468

Ký ức tuổi thơ luôn là một hoài niệm đẹp trong nỗi nhớ của chúng ta. Cái thời hồn nhiên ngây thơ chẳng phải lo toan bất kỳ điều gì, rong chơi cùng lũ bạn từ sáng sớm đến lúc chiều tàn, rồi đêm trăng cùng nhau ngồi tán chuyện quên cả lối về...Ở truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” mà chúng ta vừa nghe, với giọng văn giọng văn trong trẻo, tự nhiên, tác giả Lê Ngọc giúp người đọc người nghe cảm nhận được rõ nhất những mảnh ký ức thời tuổi thơ ở làng quê Bắc bộ. Những khung cảnh, âm thanh, màu sắc đều được hiện lên một cách chân thực nhất: “Nắng chiếu ngoài sân. Nắng rơi mái bếp. Tiếng chim hót lảnh lót, véo von trên hàng cau ông trồng vui vẻ hát mừng. Dưới chân giàn mướp xanh mướt lấp ló đôi chùm hoa vàng tươi mời gọi đàn ong mật…”. Hay: “Mùa hè nghiêng nghiêng trút nắng vàng oi ả từ đầu trưa tới cuối chiều. Và nhiều khi nhập nhoạng tối, người ta vẫn phe phẩy quạt nan thều thào than phiền: trời ơi, nóng quá! Ấy thế mà, mùa hè lúc nào cũng thật hấp dẫn đối với tụi trẻ con. Chúng háo hức chờ đợi những khoảng trời đỏ cháy hoa phượng, chờ tiếng ve rạo rực bên tai, chờ kỳ nghỉ dài thỏa thích chạy chơi…”. Những dòng văn nhẹ nhàng như một bài thơ, người đọc người nghe được tắm mát trong câu chữ thật an yên, thanh thản. Trong số lũ bạn quê, mùa hè thường gợi nhắc Dung nhớ tới những thứ đồ ăn dân dã như que kem, cái bánh rán, cốc chè thập cẩm…Nhưng nếu chỉ có thế tác phẩm mới dừng ở dạng tản văn diễn tả ký ức tuổi thơ gắn với mùa hè. Từ những món ăn dân giã, thôn quê ấy, cả một bầu trời ký ức tuổi thơ buồn vui gắn với hình bóng người bà thân thương hiện ra trong tâm trí Dung. Bà như sợi dây liên kết tinh thần giữa Dung với chị Minh, chị Liên và anh Hạnh. Khi sợi dây ấy bị đứt thì mối liên kết có nguy cơ bị lỏng lẻo… Với lối viết thong thả mà thấm thía, truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” tựa như mảnh gương ký ức để khi soi mình vào đó, chúng ta chợt nhận ra những bóng hình thân thương, những món ăn bình dị, những kỷ niệm êm đềm rụng rơi theo năm tháng và cả những mất mát song hành cùng quá trình trưởng thành, lựa chọn. Vẫn biết rằng ai rồi cũng phải lớn lên, cuộc sống rồi cũng phải thay đổi, nhưng có nỗi nhớ nào mà không khắc khoải, có niềm thương nào không thổn thức con tim? Chúng ta không thể trở về nhưng có thể nâng niu, lưu giữ quá khứ, như một phương cách chữa lành sự nông nổi, nhạt nhòa của hiện tại.

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (buổi 14): Nỗi nhớ khôn nguôi

Ngày phát hành 9:53 | 5/4/2024

Lượt nghe: 296

Trang hoàn toàn gục ngã trước cái chết bi thảm của cha, mẹ và người yêu Trần Văn Tâm tử trận. Trong những ngày tháng tuyệt vọng, Hùng hippie giúp cô quên ý định quyên sinh bằng rượu và ma túy. Sau khi nỗi đau lắng xuống, Trang đối diện với thực tế là phải kiếm tiền để sống. Cô trở thành vũ nữ Đài Trang nổi tiếng của quán ba Thiên Thai. Trong lúc này thì Sơn vẫn sống trốn chui lủi dưới hầm tại Tây Ninh cùng với Ba Em. Vùng Tây Ninh – Hậu Nghĩa cũng ác liệt không kém chiến trường miền Trung quê anh. Trận đánh giữa quân Việt Nam Cộng Hòa và lính chính quy Bắc Cộng ở núi Bà Đen khiến rất nhiều người dân thiệt mạng. Trong những lúc nằm dưới hầm nghe tiếng bom đạn ác liệt vang dội, Sơn lại nhớ tới hình ảnh của Diễm, nhớ tới nụ hôn khi hai người chia tay nhau. Bây giờ, giọng đọc NSUT Việt Hùng sẽ giở tới quý vị và các bạn diễn biến tiếp theo trong tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vừa dành giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023.

“Gà nước tìm nhau”: Nỗi nhớ thương đầy vơi

“Gà nước tìm nhau”: Nỗi nhớ thương đầy vơi

Ngày phát hành 9:44 | 1/7/2022

Lượt nghe: 761

“Gà nước tìm nhau” của tác giả Bảo Thương kể với độc giả câu chuyện về ký ức chiến tranh vùng Nam Trung bộ với những chi tiết khốc liệt và những cuộc đời, những thân phận phụ nữ đáng thương. Nhân vật tôi – một người lính cộng sản nằm vùng đã chứng kiến cuộc sống của người dân ở đây. Anh trở thành con nuôi của má, một người phụ nữ kham khổ, một mình nuôi cô con gái tên Liên. Những lát cắt quá khứ, hiện tại đan xen khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn qua lòi kể của nhân vật chính. Sau cuộc chiến, má đi Mỹ theo người nhà nhưng được một thời gian, má lại về quê. Má không thể rời xa mảnh vườn, không thể rởi bỏ quê hương. Liên – con gái má sau những năm tháng dạy học, đã chọn chùa làm nơi cô nương tựa cửa Phật, sống lặng lẽ đến cuối đời. Câu chuyện gợi nỗi cảm thương bởi sự lặng lẽ, đơn chiếc, buồn buồn. Hình ảnh sân chùa vắng vẻ, tiếng chuông gõ mõ đều đều, Liên ngồi lặng trong bóng chiều…gợi nhiều niềm thương cảm về kiếp sống lặng lẽ, cô đơn. Mảnh đất ấy đã trở thành máu thịt của nhân vật tôi bởi cái tình người sâu đậm, chất phác, keo sơn, Làm sao anh không quay về khi một phần đời anh đã ở đó, hình ảnh má, Liên …luôn lẩn khuất trong tâm trí “Má định bảo, lần sau hè, đường xá xa xôi, thì thôi con không phải trở vào nữa, cái Liên nó đã lên chùa, chỉ còn má, về làm chi. Má nghĩ, anh về là vì Liên, nhưng má đâu biết, vùng đất này, mảnh vườn kia, cả tiếng cầu siêu đã ăn sâu vào hồn anh, đã bén rễ vào tim anh, để đi, dù cả nửa vòng trái đất, anh vẫn phải trở về. Bố mẹ anh ngoài Bắc mất từ lâu, căn nhà gỗ nhường cho người bác làm gian thờ. Một phần đời anh ở đó, nửa đời còn lại xuôi ngược muôn phương, có cả mảnh đất này giữ dấu chân, sao anh không trở về?”. Nỗi day dứt, thương nhớ về miền quê ấy và những người đàn bà lam lũ, hiền lành, với quá khứ đau thương bởi chiến tranh nhưng cũng ắp đầy tình nghĩa đã làm cho câu chuyện cảm động, chân thực, gợi nhiều suy nghĩ cho bạn đọc hôm nay…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

Có nỗi nhớ mang tên Tháng ba

Có nỗi nhớ mang tên Tháng ba

Ngày phát hành 0:0 | 16/3/2020

Lượt nghe: 640

Chúng mình đang đón những ngày tháng ba dịu ngọt của đất trời, trong không gian ngập ngời sắc hoa màu lá. Cùng lắng nghe và cảm nhận những tản văn, đồng thời đừng quên viết cho những dòng văn nho nhỏ, làm giàu có thêm tài sản tâm hồn... (Văn nghệ thiếu nhi 16/03/2020)

Đọc truyện “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” - Buổi cuối cùng - Nỗi nhớ đảo hoang

Đọc truyện “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” - Buổi cuối cùng - Nỗi nhớ đảo hoang

Ngày phát hành 12:59 | 5/4/2023

Lượt nghe: 185

Những năm tháng nơi đảo hoang đã giúp cho Rô-bin-sơn trở thành một người cứng cỏi, can trường. Anh không chỉ tự cứu sống mình bằng cách thích nghi theo quy luật khắc nghiệt của tự nhiên, mà còn rất thông minh, sáng dạ trong việc đóng tàu, nuôi dưỡng các động vật thực vật, cứu sống những con người không may trôi dạt vào hoang đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 01/04/2023)

Kịch truyền thanh: Nỗi nhớ Giêng Hai

Kịch truyền thanh: Nỗi nhớ Giêng Hai

Ngày phát hành 20:0 | 14/2/2024

Lượt nghe: 236

Vẻ đẹp của những làn điệu quan họ cũng như những nét đặc sắc của di sản văn hóa này chính là sự hoà quyện giữa giai điệu và lời ca, giữa trang phục truyền thống độc đáo gắn với cách ứng xử văn hóa của các liền anh, liền chị. Câu chuyện tình không trọn vẹn song luôn để lại nỗi nhớ thương và tình cảm tốt đẹp về nhau, từ hai hội Quan họ kết nghĩa mà liền anh Thành Chung đành ẩn giấu tình cảm của mình, dời xa quê hương, phát triển sự nghiệp, trở thành giảng viên về Kịch hát dân tộc. Trái đất tròn, hơn 20 năm sau, con gái của người thương lại là học trò cưng của thầy, cô sinh viên đã khéo léo kéo thầy về với Hội Lim, về với nỗi nhớ Giêng hai để thỏa lòng yêu nhớ cội nguồn.

Se sắt nỗi nhớ quê hương

Se sắt nỗi nhớ quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2015

Lượt nghe: 1286

Có một Xứ Huế mộng mơ,trầm mặc và bao miền quê khác se sắt trong nỗi nhớ đọng vào trang thơ.Thời khắc giao mùa cùng kỷ niệm quê hương theo đuổi suốt đời.Các nhà thơ Ngô Minh, Thiên Sơn, Trương Minh Phố, Xuân Đam và Nguyễn Minh Khiêm gửi gắm niềm thương nhớ.Trò chuyện cùng nhà thơ Dương Khâu Luông.(Tiếng thơ 4+5/10)

Truyện ngắn "Cơm gạo mới": Đong đầy nỗi nhớ ruộng đồng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2017

Lượt nghe: 4154

Nông thôn, nông dân là một trong những đề tài luôn thu hút sự quan tâm của người viết và người đọc, người nghe. Truyện ngắn “Cơm gạo mới” cũng chỉ đề cập vài khía cạnh trong muôn mặt đời sống làng quê, đồng thời khắc họa số phận những người gắn bó cả đời với ruộng đồng thân thuộc. (Đọc truyện đêm khuya 15/12/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00

Sân khấu truyền thanh (đang phát)

21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ